0948.556.909

Gọi ngay để được tư vấn

Cách lựa chọn pha lê

cách lựa chọn pha lê Về thiết kế

Pha lê là một trong những chất liệu được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong hoạt động sản xuất trang sức và quà lưu niệm. Với vẻ đẹp tinh tế, lấp lánh, huyền ảo, pha lê trở thành niềm yêu thích của không ít người. Song thực tế, không phải ai cũng biết cách lựa chọn pha lê sao cho chính xác nhất.

Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng thử lắng nghe chia sẻ của chuyên gia để có thể biết rõ hơn về vấn đề này nhé.

Pha lê là gì?

Về bản chất, pha lê cũng là một loại thủy tinh song trong thành phần cấu tạo của nó có một số điểm khác biệt mang đến những tính chất khác.

Pha lê là gì?

Pha lê là chất liệu còn được gọi bằng cái tên thủy tinh chì. Về cấu tạo, nó là một dạng thủy tinh silicat có trộn thêm oxit chì II (PbO), đôi khi có thể là có thêm cả oxit bari (BaO) trong quá trình sản xuất. Khi thêm oxi chì II vào thủy tinh nóng chảy sẽ làm cho thủy tinh có độ chiết xuất cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc độ tán sắc ánh sáng cao hơn thông thường (trông lấp lánh hơn – đặc tính nhận diện nổi bật của pha lê). Bên cạnh đó, việc góp mặt của chì cũng khiến thủy tinh mềm, dễ cắt và tạo hình hơn. Và pha lê chính là thành phẩm của quá trình này.

Thông thường, tùy vào mục đích ứng dụng mà thủy tinh pha lê có thể chứa từ 12 – 25% chì, nhưng đôi khi cũng có thể chứa đến 33% chì – đây là tỉ lệ giúp pha lê mang đến độ lấp lấp cao nhất. Nếu thay đổi tăng thêm hàm lượng chì thì có thể khiến thủy tinh khó tạo ra các tính chất của pha lê khi thổi tạo hình. Thêm vào đó, lượng chì càng tăng thì nguy cơ độc hại cũng từ đó cao hơn. Do đó, trong sản xuất việc cân nhắc phân phối tỉ lệ thành phần là điều vô cùng quan trọng. Và đây cũng là một lưu ý nhỏ cần ghi nhớ để có cách lựa chọn pha lê an toàn nhất.

Phân loại pha lê

Tùy theo đánh giá từng khía cạnh mà chúng ta có thể phân loại pha lê thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể đó là:

Phân loại pha lê theo cấu tạo

Bao gồm 4 loại:

+ Pha lê chứa 5% chì – pha lê chứa hàm lượng chì thấp nhất

+ Pha lê chứa 14% chì: thường ứng dụng trong làm hạt đèn chèm trang trí

+ Pha lê chứa 24% chì: được ứng dụng trong sản xuất các đồ vật sử dụng hàng ngày

+ Pha lê chứa 31.76% chì: sử dụng trong sản xuất đồ trang trí

Hàm lượng chì càng cao thì trông càng đẹp. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nên dùng pha lê quá lấp lánh vì nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Phân loại pha lê theo nguồn gốc xuất xứ

Chúng ta có thể bắt gặp một số loại pha lê như:

+ Pha lê Swarovski (Crystallized Swarovski Elements) hay còn gọi là pha lê Áo

Đây là một trong những loại pha lê đẹp nhất, được đánh giá cao về sự sang trọng, đắt giá.

Pha lê áo có độ sáng bóng và có sắc cầu vồng trong hạt. Khi quan sát, chúng ta có thể nhận thấy những sắc màu nhạt như Crystal, Light Rose, Light Peach, Violet…

Ưu điểm của pha lê Swarovski là độ bắt sáng cao, cực kỳ nhạy với ánh sáng lạnh. Độ đồng nhất của các hạt gần như tuyệt đối, hiếm khi có trường hợp bị lỗi. Đặc biệt, pha lê có thể tăng độ sáng bóng theo thời gian sử dụng.

Trọng lượng của pha lê Swarovski Áo nặng hơn so với các loại pha lê khác.

Pha lê Tiệp

Pha lê Tiệp cũng có sắc cầu vồng nhưng nhìn không được rõ nét như pha lê Áo. Nếu pha lê Áo gần như có thể nhìn hết các màu và đặc biệt rõ ở các gam màu nhạt thì pha lê Tiệp chỉ có thể phát hiện ra những màu nhạt.

Về độ đồng nhất có thể thua kém pha lê Áo song độ chêch lệch cũng không quá cao.

Pha lê Trung Quốc

So với pha lê Áo và pha lê Tiệp, pha lê của Trung Quốc không được sắc nét bằng. Đặc biệt, pha lê Trung Quốc rất nhanh bị mờ sau một thời gian sử dụng. Thêm vào đó, các hạt pha lê Trung Quốc thường không đều nhau và có thể nhận thấy bằng mắt thường.

Khi cầm tay, pha lê Trung Quốc cũng nhẹ hơn so với loại khác.

Với những người biết cách lựa chọn pha lê, hầu như không ai chọn pha lê Trung Quốc.

Sự khác nhau giữa pha lê và thủy tinh

Điểm phân biệt Pha lê Thủy tinh
Cấu tạo Có chứa chì Không chứa chì
Trọng lượng Rất nặng so với thủy tinh thường Trọng lượng nhẹ hơn so với pha lê
Độ chiết quang Độ chiết quang cao, sau khi mài gọt cẩn thận chiếu ánh sáng vào thấy khúc xạ và quan sát được nhiều màu sắc Độ chiết quang thấp, không tán sắc tốt như pha lê
Âm thanh Do cấu tạo dạng tinh thể có độ cứng cao nên gõ vào pha lê phát ra tiếng động nghe rất thanh, lanh lảnh, vang xa Kho gõ vào thủy tinh thì tiếng kêu nghe trầm đục hơn

Cách lựa chọn pha lê

Với nhiều người, pha lê được xem như lựa chọn hàng đầu cho các loại trang sức cũng như đồ dùng trang trí trong nhà. Chính vì thế, mối quan tâm dành cho chất liệu này không hề nhỏ. Song trong thực tế, để có được sản phẩm thật sự ưng ý, chúng ta cũng cần cân nhắc kỹ càng về cách lựa chọn pha lê.

Vậy bạn có biết, khi chọn pha lê cần chú ý những yếu tố nào?

Về thiết kế

Giá trị đáng ghi nhận nhất của loại chất liệu này là ở khía cạnh thẩm mỹ. Chính bởi thế nên yêu cầu đầu tiên cần đặt ra khi lựa chọn pha lê đó là làm sao để có được một thiết kế phù hợp, hài hòa nhất với phong cách và Gu của từng người.

cách lựa chọn pha lê về thiết kế

Nếu chọn trang sức pha lê, bạn cần hết sức lưu tâm đến hình dáng thiết kế của chúng xem có phù hợp với hình thể bản thân. Ví dụ như nếu là một người có thân hình mảnh khảnh thì bạn nên chọn các loại pha lê hình vuông. Ngược lại nếu bạn có thân hình hơi đầy đặn một chút thì các thiết kế thanh mảnh như hình giọt nước sẽ giúp mang lại hiệu ứng cao và thon thả hơn.

Bên cạnh việc chọn trang sức pha lê, với những ai chọn đồ dùng hay đồ trang trí bằng pha lê thì nên lưu ý thêm về độ dày của chất liệu. Thường thì mọi người hay quan niệm rằng mua những mặt hàng có độ mỏng mới là hàng xịn. Song thực tế, điều đó hoàn toàn sai lầm. Độ dày mỏng của sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ mài chứ không hề liên quan đến độ bền, độ tốt của chúng. Thay vào đó, chúng ta nên chọn pha lê dày một chút. Bởi độ dày càng cao, thiết kế rãnh càng nhiều thì nó có khả năng mang đến hiệu ứng thẩm mỹ càng tốt.

Về màu sắc

Khi chọn màu sắc pha lê, chúng ta có thể căn cứ vào phong thủy để lựa chọn màu phù hợp với bản mệnh. Cụ thể như:

Về màu sắc

Người mệnh kim: nên chọn pha lê trắng, xanh dương, đen, vàng hoặc nâu.

Người mệnh mộc: nên chọn pha lê màu xanh lá, xanh dương, đen và có thể dùng đỏ hoặc tím.

Người mệnh thủy: nên chọn pha lê đen, xanh dương, trắng hoặc ánh kim.

Người mệnh hỏa: các loại pha lê màu đỏ, hồng, tím, xanh lá hoặc nâu, vàng là lựa chọn phù hợp.

Người mệnh thổ: nên chọn pha lê vàng, nâu, đỏ, tím hoặc trắng.

Mỗi gam màu sẽ có sự tương thích phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, dù bạn chọn màu gì thì cũng đều phải chú ý quan sát độ trong suốt của pha lê. Tốt nhất thì những loại pha lê có nhiều bọt khí, kém trong chúng ta không nên chọn bởi chất lượng của nó không thật sự tốt và hiệu ứng thẩm mỹ cũng kém.

Về chất liệu

Khi chọn pha lê, chúng ta thường chỉ có thể kiểm tra bằng cách so sánh độ bóng và khả năng bắt sáng. Và tất nhiên, pha lê có độ bóng, khả năng bắt sáng càng cao thì chất lượng càng tốt.

Trên thị trường hiện nay, pha lê Áo và pha lê Tiệp là 2 chất liệu được đánh giá cao nhất. Đặc biệt, chúng còn có thể tán sắc 7 sắc cầu vồng và vô cùng nhạy với ánh sáng lạnh, nhất là pha lê Áo.

Cách bảo quản pha lê

Để tránh tình trạng pha lê bị mờ, trầy xước, mất độ bóng, sáng sau một thời gian sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản phù hợp.

Theo chia sẻ từ chuyên gia, bạn có thể lựa chọn 1 trong số các cách sau để giúp pha lê có được vẻ sáng bóng như mới.

Cách 1: Sử dụng cồn 90 độ, pha với nước ấm thành dung dịch. Rửa pha lê với dung dịch này, sau đó dùng bông tẩy trang lau sạch.

Cách 2: Bôi 1 ít kem đánh răng lên bông tẩy trang, sau đó lau nhẹ trên bề mặt pha lê. Cuối cùng dùng khăn sạch không xù bông lau lại cho đến khi pha lê sáng, trong.

Trên đây là một số kinh nghiệm về cách lựa chọn pha lê vô cùng hữu ích được chính các chuyên gia trong ngành chia sẻ. Hi vọng, dựa vào đó bạn sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng cũng như lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt và phù hợp nhất nhé.

Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *